contact.stvmedical@gmail.com

Hotiline: 079.535.9125

NHỊP SỐNG STV
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

LẤY MÁU CHÂN KHÔNG – PHƯƠNG PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG XÉT NGHIỆM

1. Lấy máu chân không là gì? Mục đích của lấy máu chân không.
Lấy máu chân không hay còn gọi là lấy máu xét nghiệm áp lực âm là một phương pháp thường được sử dụng trong tiền xét nghiệm, dùng để thu thập mẫu máu từ mạch máu của bệnh nhân. Quy trình này sử dụng một kim tiêm nhỏ được gắn vào một ống chân không để lấy mẫu máu.

Mục đích của phương pháp lấy máu chân không là giảm thiểu đau, giảm sợ hãi ở bệnh nhân, thời gian lấy máu ngắn, lượng máu lấy chính xác. Ngoài ra chất lượng của mẫu máu được lấy sẽ được đảm bảo hơn so với phương pháp lấy máu truyền thống.

2. Lợi ích của phương pháp lấy máu chân không so với lấy máu truyền thống

So với phương pháp truyền thống (lấy máu bằng xi-lanh), phương pháp lấy máu chân không mang nhiều ưu điểm:

  • Giảm cảm giác đau cho người bệnh
  • Thời gian lấy máu rút ngắn chỉ còn 2-3 phút (phương pháp cũ phải mất từ 3-5 phút)
  • Giảm nguy cơ vỡ hồng cầu cho người bệnh do máu được đưa trực tiếp vào ống bằng áp lực âm. Đối với phương pháp cũ, có nguy cơ hồng cầu vỡ khi chịu áp lực rút máu từ xi-lanh)
  • Loại bỏ nguy cơ đông máu ( như khi lấy bằng xy lanh )
  • Do không bị tiếp xúc với không khí, máu khi được hút sẽ tiếp xúc đều với hóa chất ở trong ống với tỉ lệ chính xác gần như tuyệt đối. Giúp giữ được độ ổn định và độ chính xác hơn phương pháp lấy máu bằng xi lanh trước đây.
  • Lượng mẫu lấy chính xác: mỗi loại ống đều có áp lực âm quy định lượng mẫu lấy
  • Không gây bệnh truyền nhiễm
  • Phương pháp này cũng an toàn cho chính các nhân viên y tế hơn.
  • Giảm chi phí điều trị do chất lượng xét nghiệm được nâng cao
  • Cách lấy mẫu máu một cách đơn giản tiết kiệm thời gian và công sức hơn
  • Sử dụng kết hợp với hệ thống máy xét nghiệm tự động: Nắp cao su cho phép kim xuyên qua

Với phương pháp lấy máu chân không có quá nhiều lợi ích đem lại từ phương pháp nay. Tuy nhiên điều quan trọng là giúp bệnh nhân cảm thấy “nhẹ nhàng” và an toàn hơn trong mỗi lần thực hiện xét nghiệm máu.

3. Quy trình thực hiện lấy máu chân không
Dưới đây là quy trình cơ bản của việc lấy máu chân không

Chuẩn bị trang thiết bị
Găng tay y tế: Để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Ống chân không: Đây là ống trong suốt có đầu kim tiêm được gắn vào. Ống này được sử dụng để thu thập máu.
Kim tiêm: Kim tiêm được gắn vào đầu ống chân không để xâm nhập da và mạch máu.
Băng vết: Sử dụng sau khi lấy máu để ngăn máu chảy và giúp vết thương đông máu nhanh chóng.
Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi hoặc nằm tùy theo vị trí lấy mẫu máu.
Vị trí lấy mẫu thường là ở cánh tay, nhưng có thể khác tùy thuộc vào mục đích của xét nghiệm.

Làm sạch vùng lấy mẫu
Vùng lấy mẫu sẽ được làm sạch bằng cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để ngăn nhiễm trùng.
Thực hiện xâm nhập để lấy mẫu
Người thực hiện xét nghiệm sẽ xâm nhập da và mạch máu bằng kim tiêm.
Sau khi kim tiêm đã vào tĩnh mạch, ống chân không sẽ tạo ra áp lực âm để hút máu vào ống.
Thu thập mẫu máu
Máu sẽ bắt đầu chảy vào ống chân không một cách tự nhiên. Mẫu máu sẽ được lấy đủ lượng cho các xét nghiệm cần thiết.
Loại bỏ kim tiêm và băng vết
Sau khi đã thu thập đủ mẫu máu, kim tiêm sẽ được loại bỏ.
Vùng lấy mẫu có thể được băng vết để ngăn máu chảy tiếp và giúp vết thương đông máu nhanh chóng.
Ghi kết quả và thực hiện xét nghiệm
Mẫu máu sau đó sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá. Kết quả xét nghiệm sẽ được ghi lại trong hồ sơ y tế của bệnh nhân.

4. Kết luận
Phương pháp lấy máu chân không không chỉ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, an toàn cho bệnh nhân mà còn làm tăng độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Sự kết hợp giữa phương pháp lấy máu chân không cùng hệ thống xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nâng cao chất lượng trong công tác xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tại các bệnh viện phòng khám.

 

Giỏ hàng
0795359125